Để bảo quản trà sen này, bạn có thể đưa các bông trà sen vào ngăn đá tủ lạnh (tránh để gần các loại thực phẩm khác) rồi dùng trong cả tháng.
Trà sen ướp kỹ sao khô
Đây là cách ướp trà sen cầu kỳ hơn, nhưng thành quả thu lại là những chén trà sen thoảng hương thanh tao và có thể sử dụng cả năm.
Cách ướp trà sen này sử dụng gạo của hoa sen để ướp trà vì gạo sen là phần lưu hương thơm đượm nhất.
Các bạn cần tỉ mẩn tách gạo ra khỏi từng bông sen. Sau khi tách xong, bạn sàng lọc để loại bỏ những phần lẫn tạp vào gạo sen.
![]() |
Dùng một cái thúng phẳng đáy, lót lá sen vào, rãi đều xen kẽ một lớp trà đến một lớp gạo sen, phủ lớp lá sen lên trên rồi đem đi ủ qua đêm.
Hôm sau bạn đem sao chỗ trà sen vừa ướp. Sau đó sàng bỏ gạo sen cũ, lấy trà đi ướp với gạo sen mới. Cứ như vậy, ướp rồi sao, rồi ướp mới 5 - 7 lần để trà thấm hương sen.
Kem trà xanh được nhiều người lựa chọn thưởng thức trong những ngày hè nóng bức. Công thức đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn làm thành công món kem này ngay tại nhà.
" alt=""/>Hai cách ướp trà sen thông dụng nhấtÔng bị câm điếc bẩm sinh, rồi chiến tranh loạn lạc ông trúng bom bị thương nặng được đưa vào bệnh viện ở Đà Nẵng cấp cứu.
Ông chẳng nhớ quê quán, người thân nên được trại xã hội Tam Kỳ cưu mang. Mọi người không biết gọi ông là gì nên khi làm giấy tờ, khai tên là Nguyễn Văn Câm.
Hoàn cảnh của bà Nga “khá” hơn một chút. Bà sinh ra tại Đà Nẵng. Sau giải phóng, bà rời quê vào huyện Tiên Phước (Quảng Nam) làm công nhân cầu đường.
Tai nạn bất ngờ đến với bà vào một buổi chiều. Khi đi kiếm củi về nấu cơm, bà bị trúng mìn sót lại thời chiến tranh. Sau tiếng nổ lớn, bà ngất lịm đi, đến khi tỉnh dậy thấy không còn đôi chân.
![]() | ![]() |
Duyên phận đẩy đưa khiến bà Nga cũng về trại xã hội Tam Kỳ. Có lẽ, cùng chung nỗi đau chiến tranh, nên ngay lúc mới gặp, bà Nga đã thấy đồng cảm với ông Câm bằng tình thương của người em gái đối với người anh trai.
Thời gian này, họ xem nhau như tri kỷ, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt.
Đến năm 1994, trại xã hội giải thể. Bà Nga dùng tiền tiết kiệm mua được một ngôi nhà nhỏ ở lại Tam Kỳ. Không nỡ bỏ người bạn, bà rủ ông Câm về sống cùng.
"Thấy ông ấy tội nghiệp, lại không có người thân nên tôi rủ ổng về sống chung, tiện chăm sóc nhau. Tôi xem ổng như anh trai của mình”, bà Nga thổ lộ.
Ông làm đôi chân, bà là phiên dịch
Thấy hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, ban đầu hàng xóm dị nghị, đàm tiếu không hay.
Mặc kệ lời đàm tiếu, suốt 30 năm nay, hàng ngày ông Câm nguyện làm đôi chân, đẩy xe lăn giúp bà Nga làm việc, sinh hoạt. Còn bà làm phiên dịch cho ông. Họ nói chuyện với nhau bằng việc ra hiệu, khẩu hình.
Với người bình thường, việc thu mua phế liệu đã rất vất vả, với người khuyết tật như ông bà lại khó bội phần. Bà không di chuyển được, ông thì sức khỏe yếu.
Nhưng nhờ siêng năng, cần mẫn nên hai ông bà duy trì được nghề mưu sinh mấy chục năm nay. Mỗi khi “bạn hàng” chở ve chai đến bán, ông đon đả chạy ra bốc lên cân, còn bà xem rồi tính toán trả tiền.
Bà chia sẻ, làm cái nghề này chủ yếu lấy công làm lời. Trung bình mỗi ngày, cơ sở mua khoảng 100 ký giấy vụn, sắt thép gỉ. Mỗi ký kiếm lời khoảng 1.000 đồng. Số tiền không lớn nhưng cũng đủ để ông bà trang trải cuộc sống.
“Được cái ông ấy chăm chỉ lắm, hai anh em cứ cần mẫn làm việc mưu sinh. Chẳng đòi hỏi gì nhiều, chỉ mong có sức khỏe và cuộc sống cứ bình an như vậy là được”, bà Nga trải lòng.
Quanh năm chẳng đi đâu xa, cuộc sống của hai người chỉ quẩn quanh nơi thành phố nhỏ. Chuyến đi xa nhất của hai người là đến nhà thờ Tam Kỳ đi lễ vào ngày cuối tuần.
Có chiếc điện thoại thông minh cũ, lúc rảnh rỗi bà đọc tin tức. Đọc được chuyện gì hay, bà liền “phiên dịch” lại cho ông nghe…
“Tôi tàn tật, đi lại khó khăn, còn ông ấy thì không nói được, không nghe không hiểu gì. Nên mấy chục năm nay, đi đâu chúng tôi cũng gắn với nhau như hình với bóng”, bà Nga bộc bạch.
Do những mảnh bom năm xưa vẫn còn sót lại trong cơ thể, nên mỗi khi trái gió trở trời, bà Nga lại bị vết thương hành hạ, ông Câm phải xuống bếp, tự tay nấu cháo chăm bệnh cho bà. Rồi lúc ông bị bệnh, bà cũng tất tả chăm sóc.
Từ bao giờ, bà đã coi ông như người anh ruột thịt của mình. Những lúc ấy, họ cứ động viên nhau mà sống…
Gắn bó với nhau cả thanh xuân, giờ đây cả ông câm, bà cụt tóc đã điểm bạc nhưng họ vẫn hăng say lao động và lạc quan về cuộc đời.
Sau một ngày làm việc vất vả, chiều muộn, người ta lại thấy ông đẩy bà trên chiếc xe lăn, ung dung dạo phố. Lúc này, trông họ thư thái, an yên đến lạ.